HOA TẾT NĂM 2021
Các loại hoa tết phục vụ trưng bày, trang trí dịp Xuân năm 2021
Sản phẩm hiện có Ngày 28/8 - 15/09/2020
Công Ty Cây Xanh Cảnh Quan SaĐéc
Sản phẩm hiện có
Cây kiểng mới cập nhật
Cây hoa kiểng, cây viền công trình
cây hoa kiểng, cây viền công trình
Cây xanh công trình
Các loại cây xanh công trình
Hoa trưng Lễ,Tết 2019
Hoa trưng Lễ, Tết 2019
Cây cắt col-tròn
Cây cắt col-tròn
Cây nội thất
Các loại cây nội thất
Cây họ cau
Các loại cây cau
Cây dây leo
Các loại cây dây leo
Cây thủy sinh
Các loại cây thủy sinh
Cây kiểng cổ
Các loại cây kiểng cổ
Cây phủ đất
Các cây cỏ các loại
Cây bon sai
Các loại cây bon sai
Không phải cây cảnh nào cũng có thể trồng một chậu bất kỳ nào đó cũng đạt được sự tương xứng. Kiểu dáng cây nào phải được trồng trong kiểu dáng chậu nấy mới được gọi là đẹp, là thích hợp. Hơn thế nữa, kích thước của chậu đối với cây cảnh cũng còn tùy thuộc
Không phải cây cảnh nào cũng có thể trồng một chậu bất kỳ nào đó cũng đạt được sự tương xứng. Kiểu dáng cây nào phải được trồng trong kiểu dáng chậu nấy mới được gọi là đẹp, là thích hợp. Hơn thế nữa, kích thước của chậu đối với cây cảnh cũng còn tùy thuộ
Không phải cây cảnh nào cũng có thể trồng một chậu bất kỳ nào đó cũng đạt được sự tương xứng. Kiểu dáng cây nào phải được trồng trong kiểu dáng chậu nấy mới được gọi là đẹp, là thích hợp. Hơn thế nữa, kích thước của chậu đối với cây cảnh cũng còn tùy thuộc ở bộ rễ, chiều cao và cành cây. Do đó đều phải tùy loại cây mà chọn chậu làm sao cho thích hợp với nó.
Cây cảnh có nhiều kiểu dáng khác nhau, chậu cũng có nhiều hình dáng khác nhau. Hình vuông, hình chữ nhật, hình bầu dục, hình chòn, hình lục giác, chậu cao, chậu thấp, rộng, hẹp và đều có nhiều kích cỡ khác nhau.
Ngoài ra, chậu để trồng cũng có nhiều màu sắc khác nhau, có hoa văn hoặc không. Về sự tương đương giữa chậu và cây, người ta thường trồng như nhau:
· Cây mọc thẳng đứng thường đi với chậu có nét thẳng, chữ nhật, bầu dục…
· Cây mọc nghiêng thường thích hợp với chậu có đường cong, hình bầu dục hoặc hình chữ nhật.
· Cây dáng huyền (thác đổ) thì dùng chậu thành cao, vuông hoặc tròn.
· Nếu là tiểu cảnh rừng cây thì không dùng chậu mà dùng khay để dàn trải rộng.
· Cây thân lùn hoặc có bộ rễ nông thì thường dùng loại chậu cạn đáy.
· Cây có bộ rễ cao, mau phát triển thì dùng loại chậu sâu để rễ mới phun có điều kiện phát triển.
Cây dặt vào trong chậu cũng không phải trồng cách nào cũng được, nghĩa là phải tùy theo từng kiểu dáng đặc điểm của cây mà trồng sao cho phù hợp đồng thời để giữ thế cân bằng, vững chắc cho cây. Thí dụ:
· Cây có dáng nghiêng thường dùng chậu hình bầu dục hoặc chữ nhật nhưng phải đặt gốc cây nằm sắt thành chậu phía cây không nghiêng để giữ thế cây cảnh.
Mặt khác màu sắc cả chậu cảnh cũng ảnh hưởng đến từng kiểu dáng của cây. Chậu màu xanh dương thường trồng cây loại có hoa đỏ nhạt; chậu màu xanh thẫm thường hợp với cây có hoa vàng nhạt; chậu màu đất thường hợp với cây thông tùng; Chậu màu vàng nhạt thường hợp với cây hoa trắng; chậu màu tím thường hợp với cây có quả.
Như trên đã trình bày, đây chỉ là những kinh nghiệm áp dụng thông thường, nhưng trong sáng tạo nghệ thuật nhiều khi phá cách cũng mang lại hiệu quả đặc sắc bất ngờ.
p một cách khoa học hơn để chọn lọc và phát huy nghệ thuật cây cảnh Việt Nam và phát huy nghệ thuật cây cảnh Việt Nam lên tầm cao mới, vì “Mỗi thời đại đều sản sinh ra những sản phẩm văn hoa tương ứng, phù hợp với thời đại của mình”, trong đó có những yếu tố kế thừa của thời đại cũ.
Nếu coi tất cả cây cảnh nghệ thuật xưa đều là cây thế thì cây thế cũng chính là cây bonsai. Nhưng cây thế Việt Nam và cây bonsai của thế giới có những điểm:
· Giống nhau: Đều là cây cảnh tạo hình thu nhỏ trên chậu. Đều có hay không có chủ đề, tùy ý thích. Đều dùng để trang trí và thưởng ngoạn.
· Khác nhau: một bộ phận và chỉ có một bộ phận cây cảnh nghệ thuật Việt Nam được người Việt “Nhân cách khoa” gắn với hai tiêu chí là hình dáng nhận được và cốt cách. Cốt cách ở đây là phẩm chất đạo đức tiêu biểu đã trở thành truyền thống của dân tộc, lâu nay ta quen gọi là cây thế. Đương nhiên không phải cây nào được nhân cách hóa cũng là cây thế, ví dụ: Cây thị trong truyện Tấm Cám, hiểu được tiếng nói của con người “thị ơi thị rụng bị bà…”.
Cây thế phải là cây cảnh nghệ thuật có những nguyên tác cơ bản về tạo hình. “Nhân cách hóa” cây cảnh nghệ thuật chỉ là một lối chơi cây cảnh đặc thù của người Việt Nam, ta có thể coi là một trường phái riêng.
Cây thế có từ bao giờ đang còn là một vấn đề cần tiếp tục tìm tòi, và không thể không kiên nhẫn chờ đợi những kết quả mới về khảo cổ. Theo một số tư liệu thì đến gần cuối thể kỷ XIX vẫn tháy dùng từ Cách như: Lão mai cách, Hạc lập cách, Long thăng cách … như vậy từ thế có khả năng xuất hiên từ nửa đầu thế ký XX chăng?